Các loại trái cây cho người tiểu đường

16:29 21/04/2020
Trái cây có gây nguy hiểm cho người mắc bệnh tiểu đường hay không? Qua bài viết dưới đây, nhóm chuyên gia của Dược phẩm Đông Á sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả những vấn đề liên quan về trái cây và bệnh tiểu đường.

1. Bệnh tiểu đường và trái cây

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính khó điều trị nhưng có thể kiểm soát được [1]. Những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn trái cây tươi thay vì trái cây đã qua chế biến. Vì cơ thể chúng ta hấp thụ đường trong trái cây chế biến nhanh hơn, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn. Ngoài ra, chế biến trái cây cũng loại bỏ hoặc làm giảm mức độ của một số chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm vitamin và chất xơ [2]. Viện Tiểu đường và Bệnh thận Quốc gia (NIDDK) chỉ ra khuyến cáo, những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh nước ép trái cây, trái cây đóng hộp có thêm đường hoặc hỗn hợp trái cây như sinh tố [3].

Chỉ số đường huyết của thực phẩm

a. Chỉ số GI, Chỉ số GL

Chỉ số Glycemic, hay là chỉ số GI hay còn gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Nó giúp những người có vấn đề về cân nặng, hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường, quản lý tốt hơn chế độ ăn và sức khỏe [4].
Thực phẩm có GI cao sẽ được hấp thụ nhanh hơn thực phẩm GI trung bình hoặc thấp. Sử dụng thực phẩm có GI thấp sẽ có hiệu quả tốt hơn trong việc giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

b. Phân loại hoa quả cho người tiểu đường theo chỉ số GI, GL

  • - Nhóm hoa quả có chỉ số đường thấp:Trái cây có chỉ số GI nhỏ hơn 56 sẽ được cho vào nhóm thực phẩm GI thấp. Một số loại trái cây có GI,GL thấp có thể kể tới bao gồm: táo, bơ, quả mọng, anh đào, bưởi,  kiwi, mật hoa, cam, đào, quả lê, mận, dâu tây.
  • -  Nhóm hoa quả có chỉ số đường trung bình: Một loại trái cây có GI từ 56 đến 69 được coi là một loại thực phẩm GI trung bình. Chúng ta có thể nói tới dưa ngọt, quả sung, đu đủ, dứa chính như là những trái cây tiêu biểu trong nhóm GI trung bình
  • -  Nhóm hoa quả có chỉ số đường cao: Trái cây có GI cao hơn 70 được coi là nhóm hoa quả có chỉ số đường cao. Mặc dù chúng vẫn an toàn với bệnh tiểu đường, nhưng các chuyên gia vẫn khuyến khích sử trái cây GI thấp hơn thay thế cho người tiểu đường.

2. 8 loại hoa quả tốt cho người tiểu đường

Đào - giúp cân bằng đường huyết

Đào là loại trái cây được khuyến khích trong chế độ ăn uống thân thiện với bệnh tiểu đường của bạn. Quả đào chứa vitamin A và C, kali, và chất xơ, và rất ngon uống chung với trà sẽ tạo cảm giác ngon miệng. Sinh tố đào với bơ sữa ít béo, đá nghiền, và một chút quế hoặc gừng sẽ giúp cân bằng lượng đường huyết và tạo cảm giác ăn ngon hơn rất nhiều.

trái cây cho người tiểu đường

Quả mơ  - chứ nhiều vitamin cần thiết

Mơ là trái cây tuyệt vời cho bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường. Không chỉ chứa ít car mà mơ còn có mùi vị thơm ngon và chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Bốn quả mơ tươi sẽ cung cấp hơn 50 phần trăm nhu cầu vitamin A hàng ngày của bạn.

Lê - giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Lê là một nguồn cung chất xơ tuyệt vời đồng thời cũng là nguồn vitamin K cần thiết cho cơ thể. Bổ sung vitamin từ lê sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường phòng ngừa được nhiều biến chứng. Các bạn có thể làm món salad rau củ ăn cùng lê để làm đa dạng thực đơn hơn, đây sẽ là món ăn vô cùng dinh dưỡng và an toàn.

trái cây tốt cho người tiểu đường

Kiwi - cung cấp kali, chất xơ và vitamin C

Kiwi ngon là nguồn cung cấp kali, chất xơ và vitamin C vô cùng lớn. Một quả kiwi có khoảng 56 calo và 13 g carbohydrate, vì vậy đây là nguồn bổ sung vitamin tự nhiên lớn và an toàn cho các bạn. Kiwi có quanh năm và bảo quản đơn giản, mọi người sẽ rất dễ dàng tìm được nó nhé.

Anh đào - chứa nhiều chất chống oxy hóa

Là một lựa chọn GI thấp và bổ sung thông minh cho chế độ ăn của người tiểu đường. Anh đào đặc biệt tốt trong việc chống viêm, chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp chống lại bệnh tim, ung thư và các bệnh khác [5]. 

Cam - giúp ổn định huyết áp

Cam chứa rất nhiều vitamin C, chỉ cần ăn một quả cam, bạn đã có đủ lượng vitamin C dùng cho cả ngày. Không những thế cam còn chứa folate và kali, có thể giúp ổn định huyết áp hiệu quả [6].

hoa quả cho người tiểu đường

Táo - cung cấp chất xơ và vitamin C

Một quả táo mỗi ngày thực sự sẽ là lựa chọn đúng đắn cho sức khỏe của bạn. Một quả táo chỉ chỉ chứa 21g carbs.Táo không chỉ cung cấp chất xơ và là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Một lưu ý nhỏ cho các bạn, đừng gọt vỏ táo - vỏ là phần bổ dưỡng nhất, chứa đầy chất chống oxy hóa đấy.

Bơ - chứa chất béo không bão hòa đơn

Bơ có nhiều chất béo, nhưng chúng lại là chất béo không bão hòa đơn, loại chất béo có lợi cho cơ thể. Hãy thêm bơ vào trong những bữa ăn của bạn để đảm bảo đủ dinh dưỡng và chất béo tốt cho cơ thế nhé.

hoa quả dành cho người tiểu đường

3. Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?

  • Sữa chua trái cây

Sữa chua nguyên chất sẽ là một lựa chọn đúng đắn cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, sữa chua hương vị trái cây thì lại khác. Sữa chua có hương vị thường được làm từ sữa không béo hoặc ít béo, chứa ít đường có lợi cho cơ thể. Ngược lại, một cốc sữa chua có hương vị trái cây có thể có tới gần 81% lượng calo của nó đến từ đường. Mọi người hay dùng sữa chua thay cho kem mà không biết rằng nó có thể chứa nhiều đường hơn cả kem [7].

  • Trái cây sấy khô

Trái cây có thể cung cấp một số vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể, bao gồm vitamin C và kali. Tuy nhiên, trái cây khi sấy khô dẫn đến mất nước sẽ làm hàm lượng đường trở nên tập trung hơn. Cụ thể 1 lượng nho tươi chứa 27g carbs, 1 gram chất xơ nhưng lượng nho khô như vậy lại chứa 115 gram carbs . Trái cây khô có thể chứa lượng carb nhiều gấp ba lần so với trái cây tươi. 


Nếu bạn bị tiểu đường, hãy tránh xa những loại trái cây khô. Thay vào đó, trái cây ít đường như quả mọng tươi hoặc một quả táo sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho bạn.

  • Nước ép trái cây

Mặc dù nước ép được coi là một loại đồ uống tốt cho sức khỏe, nhưng nó có lượng đường tương tự như nước soda và các loại đồ uống có đường khác. Trong một số trường hợp, nước ép trái cây có thể có  lượng đường và carbs cao hơn cả soda. Giống như đồ uống có đường khác, nước ép trái cây được nạp fructose loại đường có tác dụng kháng insulin gây béo phì và bệnh tim cho người uống.

4. Lời khuyên cho việc ăn trái cây của người bệnh tiểu đường

  • Sử dụng bao nhiêu trái cây mỗi ngày là hợp lí

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế, nhóm chuyên gia đến từ Đại học Imperial College London đưa ra kết luận: Chỉ cần ăn đủ 10 khẩu phần, tương đương 800g rau quả mỗi ngày, 7.8 triệu người trên toàn thế giới sẽ tránh được nguy cơ tử vong do đột quỵ, bệnh ung thư, tim mạch…
Tiến sĩ Aune cho biết, có một số cơ chế khoa học giúp giải thích tại sao rau quả lại đem lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời như trên.

“Trái cây và rau quả được chứng minh làm giảm mức cholesterol, huyết áp và tăng cường sức khỏe mạch máy và hệ miễn dịch. Điều này có thể xuất phát từ ma trận những chất dinh dưỡng mà chúng mang trong mình” ông nói.

“Chẳng hạn, rau quả chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng giảm sự hư hại DNA và làm giảm nguy cơ ung thư”.

  • Chia nhỏ bữa ăn như thế nào?

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc sắp xếp các bữa ăn trong ngày cũng khá là quan trọng. Các chuyên gia khuyên rằng: “ Đối với người có lượng đường huyết cao, việc chia nhỏ bữa ăn là một sự lựa chọn ưu tiên” để tránh phát sinh hiện tượng đường huyết tăng giảm đột ngột, giảm gánh nặng cho tụy tạng, người bệnh tiểu đường nên ăn đúng giờ, đúng liều lượng, giảm đường, có thể tăng số bữa thành 4 - 6 lần. Đây là biện pháp phòng ngừa hiện tượng tăng và giảm đường huyết rất hiệu quả. 


Nguồn tham khảo:

  1. https://www.medicalnewstoday.com/info/diabetes/
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/195878.php
  3. http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/Diabetes/eating-diabetes/Pages/eating-diabetes.aspx
  4. https://en.wikipedia.org/wiki/Glycemic_index
  5. https://www.everydayhealth.com/columns/health-answers/natural-ways-ease-inflammation/
  6. https://www.everydayhealth.com/high-blood-pressure/guide/
  7. https://www.healthline.com/nutrition/frozen-yogurt/
  8. https://www.everydayhealth.com/drugs/vitamin-a
  9. https://www.everydayhealth.com/pictures/foods-high-in-potassium/
  10. https://www.medicalnewstoday.com/articles/311220.php
  11. https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/best-fruits-for-diabetes/
  12. Chú ý: Hình ảnh trong bài viết chỉ mang tính chất minh họa. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Nhóm chuyên gia
Tác giả: Nhóm chuyên gia

Các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ tại Dược phẩm Đông Á

Bệnh tiểu đường có thể chữa được không?

Bệnh tiểu đường có thể chữa được không?

Trong thời gian gần đây, có nhiều độc giả thường xuyên gửi câu hỏi về vấn đề bệnh...

Tỏi đen hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2

Tỏi đen hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2

Theo các bác sĩ nội tiết, bệnh đái tháo đường là bệnh mãn tính, vì vậy, bạn cần...

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống không hợp lí là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường của nhiều...

banner1