Sai lầm khi điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 (Phần 1)

15:00 17/05/2017
Không cần thực hiện chế độ ăn kiêng, không cần kiểm tra chỉ số đường huyết định kì… là những sai lầm không đáng có và rất nguy hiểm khi điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đây có thể sẽ là những lời khuyên của những “con bệnh có thói quen ăn tạp” khi nhắc tới chế độ điều trị bệnh tiểu đường tuyp 2. Nhiều người cho rằng, tiểu đường tuýp 2 là “kẻ giết người thầm lặng” đến lặng lẽ, âm thầm, nhẹ nhàng và không đau đớn, nhưng “hết cuộc chơi” là những biến chứng khó lường, thậm chí nguy hiểm tới cả tính mạng. Theo Cơ quan Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ gây tử vong sớm 50% và hiện đang là căn bệnh top đầu dẫn tới tử vong tại Hoa Kỳ. Mặc dù, cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình khoa học nào được công bố có thuốc đặc trị cho bệnh tiểu đường tuýp 2; nhưng nếu có chế độ ăn kiêng hợp lý, tập thể dục đều đặn và sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ sẽ kiểm soát được các chỉ số đường huyết ổn định.

Tuy nhiên, những sai lầm không đáng có dưới đây, người bệnh thường gặp phải khi điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 khiến bệnh càng trầm trọng hơn:

Kiểm tra chỉ số đường huyết khi điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Có nhiều người bệnh cho rằng, việc kiểm tra chỉ số đường huyết khi dieu tri benh tieu duong tuyp 2 là không cần thiết, do ta có thể tự cảm nhận được lượng đường huyết cao hoặc thấp. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm và nguy hiểm. Bởi, theo ADA – Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, chính quan niệm này có thể sẽ gây tai biến, hôn mê và nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong.

điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Amber Taylor – Chuyên gia nội tiết kiêm Giám đốc Trung tâm Đái tháo đường của Trung tâm Y tế Mercy, Baltimore chia sẻ: “Nhiều nghiên cứu về khả năng cảm nhận lượng đường trong máu của con người đã được thực hiện và đáng tiếc là, hầu hết mọi người đều cảm nhận không chính xác”.

Cũng theo bác sỹ Taylor, người bệnh ngoài việc xác định mức đường huyết trong phạm vi an toàn, cần kiểm tra các chỉ sổ này thường xuyên (3 – 4 lần/ngày với các bệnh nhân tiêm insulin; 1 – 2 lần/ngày với các bệnh nhân sử dụng thuốc đường uống). Một số ít trường hợp ngoại lệ do có chỉ dẫn riêng của các bác sỹ điều trị.

Điều trị tiểu đường tuýp 2 phải tiêm insulin đồng nghĩa với không kiểm soát được bệnh

điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Đây là một quan điểm dễ khiến người bệnh rơi vào trạng thái bi quan và gây ảnh hướng tới kết quả dieu tri tieu duong tuyp 2. Insulin là loại hormone được sinh ra tự nhiên từ tuyến tụy, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể bạn không có khả năng sử dụng insulin hoặc không tự sản sinh ra được insulin. Do đó, bác sỹ yêu cầu bạn nên sử dụng insulin. Trong trường hợp phải tiêm Insulin khi điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn không nên nghĩ bệnh đã quá nặng và không thể kiểm soát. Thay vào đó, bạn nghĩ cơ thể bạn đang cần một lộ trình điều trị khác giúp cơ thể tiếp tục được khỏe mạnh, sẽ đem lại hiệu quả hơn.

Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 rất đau đớn và phức tạp

Không, dieu tri benh tieu duong tuyp 2 hiện nay đã đơn giản hơn nhiều so với trước kia nhờ những tiến bộ trong y thuật trong suốt 50 năm trở lại đây. Người bệnh được kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết nhanh gọn, các loại thuốc uống kiểm soát đường huyết đa dạng và rất dễ sử dụng….

Đã có thuốc duy trì ổn định đường huyết, vậy nên có thể ăn bất cứ thứ gì mình muốn

Các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo, cơ thể cần được ăn tất cả các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe dù có mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hay không? Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh tiểu đường, phải sử dụng thuốc, cần có một chế độ ăn khỏe mạnh riêng cho mình. Bởi những gì người bệnh ăn sẽ có tác động trực tiếp tới hiệu quả của thuốc và tình trạng đường huyết đang có. Bởi vậy, chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, ngay cả khi sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày.

(Còn tiếp phần 2

Chú ý: Hình ảnh trong bài viết chỉ mang tính chất minh họa. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

)

banner1