Bệnh Máu nhiễm mỡ - Mỡ máu cao là gì?

09:42 27/07/2015
Kết quả khảo sát của viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho thấy hơn 29% người Việt Nam trưởng thành bị rối loạn mỡ máu, trong đó tỉ lệ ở dân thành thị lên tới 44,3%. Ngay cả những người có thể trạng không béo vẫn gặp phải mỡ máu cao. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng về bệnh tim mạch, thậm chí gây tử vong. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, nhóm chuyên gia Tỏi Kim Cương sẽ giúp bạn có những kiến thức căn bản nhất để phòng tránh và hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ tốt nhất.

1. Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ còn có tên gọi khác là mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol… Khi bị máu nhiễm mỡ những chỉ số này sẽ cao hơn mức cho phép. Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu. [1]

2. Nguyên nhân gây ra bệnh máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ là căn bệnh xảy ra đối với những người ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, do người trẻ ngày nay có lối sống tĩnh và sinh hoạt thiếu lành mạnh nên bệnh máu nhiễm mỡ ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này là do [2] :

  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Sử dụng quá nhiều chất béo trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Ví dụ như các thực phẩm: thịt bò, trứng, sữa, đồ chiên rán, đồ hộp...Nếu bạn thường xuyên sử dụng những thực phẩm này thì nguy cơ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ rất cao.

benh-mo-mau

  • Béo phì

Những người bị thừa cân, béo phì có hàm lượng Cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt lượng mỡ thường tập trung ở bụng. Nồng độ HDL-cholesterol có lợi bị giảm xuống, LDL-cholesterol xấu tăng lên dẫn tới mỡ máu cao.

  • Theo tuổi tác và giới tính

Theo như nghiên cứu, nữ giới 15-45 tuổi thường có tỷ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi phụ nữ bước sang thời kỳ mãn kinh thì nồng độ cholesterol xấu sẽ tăng lên dẫn tới mỡ máu cao. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone Estrogen ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa chất béo

  • Ít vận động

Khi cơ thể bạn không vận động nhiều sẽ làm tăng nồng độ lipoprotein xấu và đồng thời cholesterol tốt bị giảm xuống. Do vậy, lười vận động và ngồi một chỗ thường xuyên sẽ dẫn tới bệnh mỡ máu cao.

  • Căng thẳng, áp lực

Căng thẳng, áp lực cũng là nguyên nhân gây ra bệnh máu nhiễm mỡ. Khi cơ thể mệt mỏi sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn, ngại vận động và muốn ngồi một chỗ. Hoặc nhiều người còn dùng rượu, bia, hút thuốc lá  hay các chất kích thích sẽ khiến cholesterol xấu tăng cao.

  • Di truyền

Bệnh máu mỡ cao cũng có thể gây ra bởi yếu tố di truyền.

  • Ảnh hưởng từ những bệnh lý khác

Một số bệnh lý như tiểu đường, giảm hoạt động của tuyến giáp cũng khiến lượng mỡ trong máu tăng cao hơn.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh mỡ máu cao

Bệnh máu nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng nên bạn phải thường xuyên đi khám định kỳ mới phát hiện.
Khi bị mắc bệnh mỡ máu cao người bệnh có thể cảm thấy những triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, tim đập nhanh…[2] Bệnh phát triển đến giai đoạn cuối sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm như: huyết áp cao, đau tim, xơ vữa động mạch…

mỡ máu cao
Một số trường hợp có ban vàng dưới da: da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mặt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực... to bằng đầu ngón tay không có cảm giác đau, ngứa.

4. Chỉ số mỡ máu cao là như thế nào?

Lượng cholesterol trong máu tăng cao thường không có dấu hiệu gì, do vậy chỉ có thể xét nghiệm máu mới biết được.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Người trên 20 tuổi nên đi xét nghiệm máu ít nhất 5 năm 1 lần. Chỉ số xét nghiệm máu được tính bằng mg/DL hoặc mmol/L. [3]

bệnh mỡ máu
 

Chỉ số cholesterol toàn phần:

  • Ở người bình thường: < 200 mg/dL hoặc < 5,2 mmol/L

  • Ở người mắc bệnh: > 240 mg/dL hoặc > 6,2 mmol/L

Chỉ số LDL (cholesterol xấu):

  • Ở người bình thường: < 130 mg/dL hoặc < 3,3 mmol/L

  • Ở người mắc bệnh: > 160 mg/dL hoặc > 4,1 mmol/L

Chỉ số triglyceride:

  • Ở người bình thường: < 160 mg/dL hoặc < 2,2 mmol/L

  • Ở người mắc bệnh: > 200 mg/dL hoặc > 2,3 mmol/L

5. Tại sao rối loạn Lipid máu gây nguy hiểm?

Bệnh máu nhiễm mỡ là căn bệnh phổ biến hiện nay, bệnh không khó chữa nhưng nếu không kịp thời điều trị sẽ gây biến chứng với nhiều bệnh nguy hiểm.

bệnh máu nhiễm mỡ

  • Bệnh viêm tụy

Viêm tụy là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi máu nhiễm mỡ, do hàm lượng triglyceride rất cao có thể gây sưng tuyến tụy, gây ra những biểu hiện như: đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, thở nhanh, nhịp tim nhanh.

  • Bệnh tiểu đường

Tác hại của máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, nhất là với trường hợp có nguy cơ huyết áp cao, tăng mỡ bụng, cholesterol tốt thấp và đường huyết cao. Khi chỉ số triglyceride cao kết hợp cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

  • Bệnh gan

Mỡ máu cao khiến lượng triglyceride cao cũng khiến gia tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh gan mạn tính như xơ gan, hay ung thư gan...

  • Bệnh tim mạch

Các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, kết hợp cùng với chỉ số triglyceride tăng cao sẽ làm tăng gấp đôi khả năng mắc về các bệnh tim mạch cho con người.

  • Đột quỵ

Yếu tố chính gây nên vấn đề này chính là triglyceride tăng cao làm ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho não. Bởi vậy tác hại của máu nhiễm mỡ có thể khiến người bệnh bị đột quỵ bất cứ lúc nào.

  • Đau và tê chân

Khi có quá nhiều mỡ máu, sẽ tạo nên lớp chất trong lòng động mạch, khi chảy đến chân sẽ dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này gây cảm giác đau và tê chân, đặc biệt là khi lúc đi bộ, ngoài ra, bệnh cũng làm tăng khả năng nhiễm trùng ở chân, bàn chân.

6. Làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị mỡ máu cao?

Để ngăn ngừa và điều trị mỡ máu cao người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập và tuân thủ các phác đồ điều trị của bác sĩ.

mỡ máu là gì

  • Bệnh mỡ máu cao nên ăn gì?

Người bị bệnh mỡ máu cao nên ăn nhiều loại thực phẩm để nạp đủ dưỡng chất cũng như điều chỉnh năng lượng tiêu thụ để phòng ngừa thừa cân và béo phì.

- Chất xơ và vitamin

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ máu, có tác dụng loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể. Khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ có trong rau, củ, các loại hoa quả.....
Ngoài ra, người bị bệnh mỡ máu cao cũng cần tăng cường bổ sung vitamin - một nhân tố quan trọng giúp giảm thiểu hàm lượng cholesterol. 

mỡ máu cao là gì
 

- Axit béo chưa no

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, axit béo chưa no có nhiều nối đôi như Omega 3, Omega 6 không những có tác dụng làm giảm cholesterol mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, đồng thời giúp điều chỉnh huyết áp. Do đó, để cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu, người bệnh nên chú ý đến nhiều loại cá và dầu có nguồn gốc thực vật chứa nhiều axit không no.
Nên ăn cá từ 2 - 3 lần/ tuần, sử dụng dầu lạc, dầu oliu thay cho mỡ, ăn các loại hạt có dầu như lạc, vừng, hạt dẻ, hạt bí ngô, các loại cá để cung cấp các axit béo không no nhiều nối đôi.

- Các loại thịt trắng

Nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, vịt, ngan - thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp thay cho các loại thịt đỏ chứa nhiều cholesterol.

- Nước

Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình bài tiết, nhờ đó các chất độc hại được tăng cường loại ra khỏi cơ thể. Do đó, người bị bệnh mỡ máu cao nên chú ý uống đầy đủ nước để thanh lọc cơ thể.

  • Tăng mỡ máu kiêng ăn gì?

- Muối

Nên giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách tránh muối bột, hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn bằng cách chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
Đồ uống có cồn: Bệnh nhân bị mỡ máu cao cần hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn.

tăng mỡ máu
 

- Đường

Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa đường, đặc biệt là nước ngọt.

-Thuốc lá

Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với thuốc lá.

- Thực phẩm có hàm lượng Cholesterol cao

Cần chú ý hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là não, bầu dục, gan, nội tạng động vật. Không nên ăn quá 2 quả trứng/ngày, do lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol. Người bệnh cần giảm thiểu hàm lượng thịt đỏ trong bữa ăn vì đây là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.

  • Chế độ tập luyện cho người mỡ máu cao

Những bài tập thể dục ngắn và đều độ cũng có hiệu quả giảm cholesterol, chẳng hạn như đi bộ hoặc đi bộ nhanh, đạp xe, chơi tennis, … Bất cứ bài tập nào khiến bạn thích thú và giúp tim mạch hoạt động tốt hơn đều có hiệu quả. Vấn đề là quan trọng là tìm ra môn thể thao hoặc bài tập khiến bạn hứng thú để tập luyện thường xuyên. Bạn nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Các bài tập phải khiến tim đập nhanh hơn bình thường từ 50% đến 58%. Nếu bạn cảm thấy không đủ sức để tập liên tục 30 phút, bạn có thể chia làm nhiều lần tập, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút trong ngày.
 

7. Tỏi đen người bạn tốt của người bị máu nhiễm mỡ

 

bệnh mỡ máu là gì
 

Đối với các bệnh nhân mỡ máu cao, thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt hàng ngày là cách tốt nhất để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Khi xây dựng chế độ ăn cho các bệnh nhân mỡ máu cao, các bác sĩ tim mạch thường khuyến cáo, người bệnh nên đưa các thực phẩm chức năng giảm mỡ máu có thành phần từ thiên nhiên. Và, Tỏi đen - người bạn tốt của bệnh nhân mỡ máu, đã được nhiều khoa học trên thế giới tiến hành nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng để chứng minh [3] [6]. 
Bởi hàm lượng S-allyl-L-cystein (SAC) có trong tỏi đen giúp giảm mỡ máu cực hiệu quả. Hơn nữa trong tỏi đen còn chứa hơn 50 loại axit amin giúp ngăn ngừa và phòng chống hơn 80 bệnh lý do gốc tự do gây ra. 

>>> Xem thêm: Tác dụng của tỏi đen

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh máu nhiễm mỡ giúp các bạn hình dung một cách cơ bản về độ nguy hiểm cũng như cách cải thiện căn bệnh này. 
Để biết thêm các thông tin chi tiết về bệnh cũng như sản phẩm tỏi đen, hãy liên hệ tới tổng đài 19001756 để được các dược sĩ tư vấn trực tiếp!


Tham khảo:
[1] https://en.wikipedia.org/wiki/Blood_lipids
[2] https://www.healthline.com/health/dyslipidemia#diagnosis

[3] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/3480791
[4] https://www.medicalnewstoday.com/articles/321844.php
[5] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6392629/pdf/medi-97-e0255.pdf

[6] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/3480791

Chú ý: Hình ảnh trong bài viết chỉ mang tính chất minh họa. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


 

Nhóm chuyên gia
Tác giả: Nhóm chuyên gia

Các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ tại Dược phẩm Đông Á

5 Nguyên tắc mỡ máu cao nên ăn gì

5 Nguyên tắc mỡ máu cao nên ăn gì

Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với các bệnh nhân...

3 Loại cây thuốc nam chữa bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả

3 Loại cây thuốc nam chữa bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả

Chữa bệnh mỡ máu cao bằng thuốc Tây khiến bạn đứng trước nguy cơ gặp phải các tác...

Bệnh mỡ máu nên kiêng ăn gì? (phần 1)

Bệnh mỡ máu nên kiêng ăn gì? (phần 1)

Bệnh mỡ máu không phải là bệnh lý hiếm gặp hiện nay. Bệnh gây ra nhiều biến chứng...

banner1